Mụn ảnh hưởng gần 85% trẻ vị thành niên, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào và vẫn có thể kéo dài dai dẳng tới người lớn. Tỉ lệ mắc mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành là 12% . Mụn nổi ở nhiều vị trí khác nhau như cằm, quai hàm, trán, lưng; đặc biệt vùng hai bên má để lại nhiều vết thâm đỏ chằng chịt. Mụn nổi ở má: Nguyên nhân và cách đièu trị như thế nào?
Các loại mụn này thường “đeo bám” khá dai dẳng và có thể hiện hiện vào những chu kỳ kinh nhất định. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn ở má như thế nào? Hãy cùng Mỹ Viện Phương tìm hiểu nhé!
Quan tâm nhiều: Vì sao mụn hay tái phát và khó điều trị dứt điểm?
Mụn ở má là gì?
Mụn ở má thường xuất hiện ở những vùng có tuyến bã nhờn và có thể hiện diện dưới dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ, mụn nang nốt và cục. Mức độ lan rộng và độ nặng của mụn thay đổi đa dạng từ chỉ có vài nhân mụn nhỏ cho tới sự hiện diện thường xuyên của nhiều mụn nang viêm số lượng nhiều.
Mụn ở má xuất hiện do bã nhờn thừa bít tắc trong nang lông. Cho phép vi khuẩn gây mụn sinh sôi nảy nở hơn bình thường và gây nên phản ứng viêm tại da.
Đối với vùng má, mụn có thể khởi phát bởi việc:
- Thường xuyên sờ tay lên mặt
- Dùng điện thoại tiếp xúc với má
- Không thay vỏ gối thường xuyên. Hay gần đây hơn nữa là việc đeo khẩu trang trong thời gian dài.
Xem thêm: Cách làm sạch da mặt bị mụn
Nguyên nhân nổi mụn ở má
Mụn ở má thường do các nguyên nhân sau.
- Tinh thần căng thẳng, stress liên tục: khi cơ thể mệt mỏi khiến sản sinh nhiều nồng độ hormone cortisol và androgen, dẫn đến việc tăng lượng bã nhờn trên da, làm mụn nổi nhiều hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: việc dùng thuốc tránh thai có thể giảm mụn nhưng ở một số người, sử dụng nhiều thuốc tránh thai thì hệ nội tiết cơ thể bị mất cân bằng, dẫn đến nổi mụn. Chưa kể, tùy người bệnh, tùy loại thuốc tránh thai mà có thể bị nổi mụn cũng không giống nhau.
Các nguyên nhân khác:
- Do di truyền: mụn còn có thể bị ảnh hưởng từ yếu tố gia đình, những người có người thân trong gia đình thường xuyên bị mụn trứng cá thì họ có nguy cơ bị mụn cao hơn người khác.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Việc ăn uống nhiều sữa, đường, chất béo không lành mạnh khiến tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng IGF đóng vai trò trong cơ chế sinh mụn trứng cá nên dẫn đến tình trạng mụn mọc ở trán, cằm, má và quai hàm.
- Thuốc: Một số thuốc (ví dụ như corticoid) có thể gây phát ban dạng mụn trứng cá. Mụn trứng cá do thuốc biểu hiện là các sang thương viêm đồng dạng mà không có nhân mụn, thường xuất hiện ở vị trí không ảnh hưởng bởi mụn
- Chấn thương da: Việc lặp lại những chấn thương cơ học do chà xát như xà bông, tẩy trang, tẩy tế bào chết hoặc các dạng khác sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn do phá vỡ cấu trúc nhân mụn, kích thích hình thành các sang thương viêm.
Xem thêm: Địa chỉ bán mỹ phẩm Sothys chính hãng
Triệu chứng mụn ở má
Mụn ở má gây ra các tổn thương, viêm, đỏ, đau và lở loét. Các vết thương sẽ xuất hiện trên má của người bệnh dưới dạng các loại tổn thương sau:
- Mụn đầu trắng: mụn này còn được gọi là mụn trứng cá đóng. Loại nhỏ nhất và khó nhận thấy nhất.
- Mụn đầu đen: đây là mụn trứng cá mở, dễ nhìn thấy. Sắc tố đen và nâu sẫm do quá trình oxy hóa.
- Sẩn: một loại mụn phổ biến, nhỏ, màu hồng. Nốt mụn nổi gồ lên với đường kính 2 -5 mm.
- Sẩn mụn mủ: da có mụn, đường kính 2 -5 mm, trên nền hồng ban, mật độ cứng chắc, màu trắng bên trên có mủ tụ bên trong mụn.
- Mụn nang: tương tự như sẩn nhưng lớn hơn >5mm, nghiêm trọng hơn và thường đau khi chạm vào.
- Mụn nốt: đây là loại mụn nghiêm trọng nhất (>1cm). Mụn nhạy cảm, nhiều mủ và cần sự hỗ trợ của bác sĩ để loại bỏ.
Những lưu ý khi trị mụn ở má
Mụn ở má ảnh hưởng đến mỗi người một kiểu khác nhau. Bệnh có thể kéo dài ít nhất vài ngày đến vài tuần. Nếu không được điều trị, mụn có thể tồn tại nhiều tháng. Việc điều trị mụn trứng cá cũng sẽ khác nhau nhưng đều cần phải kiên nhẫn. Sau khi bắt đầu điều trị, người bệnh cần mất 4 – 6 tuần để thấy sự cải thiện trên da. Khi thấy da đã cải thiện đáng kể. người bệnh vẫn cần duy trì điều trị để ngăn mụn mới hình thành dù nhận thấy không còn tiến triển gì thêm.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ bị hoặc tái lại mụn ở má người bệnh cần:
- Thay đổi lối sống để giảm căng thẳng.
- Ngủ sớm, ngủ ngon giấc.
- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Khám và lựa chọn phương pháp điều trị với bác sĩ đối với mụn trứng cá dai dẳng.
Loại bỏ mụn ở má hoàn toàn tại Mỹ Viện Phương
Nhắc đến địa chỉ điều trị mụn uy tín tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với Mỹ Viện Phương – Kinh nghiệm hơn 24 năm trong lĩnh vực chăm sóc da tại Việt Nam
- Có đội ngũ KTV được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu và tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề.
- Sau khi thăm khám, soi da, phân tích và đánh giá trình trạng mụn, bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị riêng, chuẩn cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp quá trình điều trị diễn ra đúng hướng và mang về kết quả cao nhất.
- Với phác đồ triệt khuẩn đa tầng: kết hợp giữa công nghệ cao và dược mỹ phẩm, MV Phương đã và đang thực hiện thành công cho hơn 1.000 ca điều trị mụn mỗi năm, bao gồm những mụn khó nhất: mụn bọc, mụn viêm, mụn nang, mụn trứng cá, mụn mủ.
- Mụn ở má hay ở bất cứ đâu, cứ đến Mỹ Viện Phương đánh bay hết!
Lê Thị Túy Phượng
Giám đốc tại Mỹ viện Phương đồng thời có 20 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và làm đẹp da.
Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để được tư vấn về chương trình ưu đãi tại Mỹ viện Phương.
Lê Thị Túy Phượng
Giám đốc tại Mỹ viện Phương đồng thời có 20 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và làm đẹp da.
Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để được tư vấn về chương trình ưu đãi tại Mỹ viện Phương.
Lê Thị Túy Phượng
Giám đốc tại Mỹ viện Phương đồng thời có 20 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và làm đẹp da.
Đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay để được tư vấn về chương trình ưu đãi tại Mỹ viện Phương.